CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 222/2013/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2013 |
NGHỊĐỊNH
VỀTHANH TOÁN BẰNG TIỀN MẶT
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước ViệtNam ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụngngày 16 tháng 6 năm 2010;
Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàngNhà nước Việt Nam;
Chính phủ ban hành Nghị định vềthanh toán bằng tiền mặt,
Chương 1.
QUYĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về thanh toánbằng tiền mặt và quản lý nhà nước về thanh toán bằng tiền mặt trong một số giaodịch thanh toán trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng của Nghị định nàygồm: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước), tổchức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước và các tổ chức,cá nhân có liên quan đến thanh toán bằng tiền mặt.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dướiđây được hiểu như sau:
1. Tiền mặt là tiền giấy, tiền kimloại do Ngân hàng Nhà nước phát hành.
2. Thanh toán bằng tiền mặt là việctổ chức, cá nhân sử dụng tiền mặt để trực tiếp chi trả hoặc thực hiện các nghĩavụ trả tiền khác trong các giao dịch thanh toán.
3. Dịch vụ tiền mặt là hoạt động củaNgân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạcNhà nước cung cấp cho khách hàng trong việc nộp, rút tiền mặt hoặc các dịch vụkhác có liên quan đến tiền mặt.
4. Tổ chức sử dụng kinh phí ngânsách nhà nước là đơn vị dự toán, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, cơ quan, tổchức được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí, các chủ đầu tư, ban quản lý dự ánthuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước.
5. Tổ chức sử dụng vốn nhà nước làtổ chức có sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư pháttriển của Nhà nước và vốn đầu tư khác của Nhà nước.
Chương 2.
THANHTOÁN BẰNG TIỀN MẶT ĐỐI VỚI MỘT SỐ GIAO DỊCH THANH TOÁN
Điều 4. Các tổ chức sử dụng kinh phíngân sách nhà nước và tổ chức sử dụng vốn nhà nước
1. Các tổ chức sử dụng kinh phí ngânsách nhà nước không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch, trừ một sốtrường hợp được phép thanh toán bằng tiền mặt theo quy định của Bộ Tài chính.
2. Các tổ chức sử dụng vốn nhà nướckhông thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch, trừ một số trường hợp đượcphép thanh toán bằng tiền mặt theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 5. Giao dịch chứng khoán
1. Tổ chức, cá nhân không thanh toánbằng tiền mặt trong các giao dịch chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán.
2. Tổ chức, cá nhân không thanh toánbằng tiền mặt trong các giao dịch chứng khoán đã đăng ký, lưu ký tại Trung tâmLưu ký chứng khoán không qua hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán.
Điều 6. Giao dịch tài chính củadoanh nghiệp
1. Các doanh nghiệp không thanh toánbằng tiền mặt trong các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốngóp vào doanh nghiệp.
2. Các doanh nghiệp không phải tổchức tín dụng không sử dụng tiền mặt khi vay và cho vay lẫn nhau.
Điều 7. Giải ngân vốn cho vay
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngânhàng nước ngoài thực hiện giải ngân vốn cho vay đối với khách hàng bằng tiềnmặt theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 8. Thỏa thuận và đăng ký về nhucầu rút tiền mặt
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngânhàng nước ngoài được thỏa thuận với khách hàng về kế hoạch rút tiền mặt và việckhách hàng thông báo trước khi rút tiền mặt với số lượng lớn.
2. Các đơn vị giao dịch với Kho bạcNhà nước có nhu cầu rút tiền mặt tại Kho bạc Nhà nước thực hiện việc đăng kýtheo quy định của Bộ Tài chính.
Điều 9. Phí dịch vụ tiền mặt
1. Ngân hàng Nhà nước ấn định mứcphí dịch vụ tiền mặt đối với khách hàng của mình.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngânhàng nước ngoài ấn định mức phí dịch vụ tiền mặt đối với khách hàng của mình vàniêm yết công khai theo quy định của pháp luật.
Chương 3.
TRÁCHNHIỆM CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ CÁC BÊN CÓ LIÊN QUAN
Điều 10. Trách nhiệm của Ngân hàngNhà nước
1. Hướng dẫn thực hiện Khoản 2 Điều4, Điều 7 và Điều 9 của Nghị định này.
2. Làm đầu mối phối hợp với các Bộ,ngành và cơ quan liên quan hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thựchiện Nghị định này; định kỳ hàng năm tổng hợp tình hình báo cáo Thủ tướng Chínhphủ.
3. Làm đầu mối phối hợp với Bộ Thôngtin và Truyền thông xây dựng và thực hiện kế hoạch thông tin tuyên truyền phụcvụ triển khai thực hiện Nghị định này.
Điều 11. Trách nhiệm của Bộ Tàichính
Hướng dẫn thực hiện Khoản 1 Điều 4,Điều 5, Điều 6 và Khoản 2 Điều 8 Nghị định này.
Điều 12. Trách nhiệm các Bộ, ngànhliên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Các Bộ, ngành có liên quan và Ủyban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi chức năng,nhiệm vụ của mình có trách nhiệm chỉ đạo công tác tuyên truyền và triển khaitới các tổ chức, cá nhân, cơ quan, đơn vị trực thuộc nghiêm chỉnh chấp hành cácquy định của Nghị định này.
2. Các Bộ, ngành có liên quan và Ủyban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm theo dõi,tổng hợp và báo cáo định kỳ hàng năm tình hình thực hiện Nghị định trong lĩnhvực và phạm vi quản lý của mình, gửi Ngân hàng Nhà nước để tổng hợp, báo cáoThủ tướng Chính phủ.
Chương 4.
ĐIỀUKHOẢN THI HÀNH
Điều 13. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thihành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2014.
2. Nghị định này thay thế Nghị địnhsố 161/2006/NĐ-CP ngày 28tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định về thanh toán bằng tiền mặt.
Điều 14. Trách nhiệm thi hành
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ViệtNam, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chínhphủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cáccơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị địnhnày./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
Hãy liên hệ với chúng tôi để biết thêm chi tiết
Hotline: 024 3791 8098
Ms. Thắm: 0393.923.563
Mr. Hoàng: 0987.904.052