Kế toán xây dựng là một lĩnh vực khó trong công tác kế toán. Không ít bạn lúng túng trong công việc này. Nhằm giúp cho các bạn tư duy được công việc trong kế toán xây dựng, Kế toán 3A chia sẻ với các bạn bài viết đặc điểm và quy trình công việc trong kế toán xây dựng nhé.
1. Đặc điểm chung về kế toán xây dựng
– Khi đã trúng thầu công trình tham gia thầu, đã có giá trị, khối lượng tham gia thầu công trình, kế toán dựa vào dự toán đã trúng thầu tiến hành bóc tách chi phí để hạch toán. Việc bóc tách chi phí nhằm mục đích hiểu rõ được chi phí trong dự toán để hạch toán đúng.
– Mỗi một công trình, hạng mục đi kèm có một dự toán riêng. Từ đó tách chi phí cho từng công trình, điểm khác biệt với hạch toán trong thương mại là chi phí của công trình nào thì kế toán phải tập hợp vào giá trị công trình đó. Tập hợp các loại chi phí cấu thành nên giá thầu công trình bằng hoặc gần bằng giá trên bản dự toán do bộ phận kỹ thuật cung cấp. Dựa vào chi phí đó để kế toán xác định giá vốn đưa vào hạch toán cho công trình đó theo từng khoản mục chi phí?
– Chi phí của công trình được chia theo khoản mục là : Nguyên vật liệu chính, Nhân công, Máy thi công, Chi phí quản lý chung
+ Với chi phí nguyên vật liệu, các bạn phải căn cứ vào định mức tiêu hao trong dự toán, để bóc ra khối lượng các loại vật tư thiết bị tiêu hao và xuất cho công trình
+ Với chi phí nhân công, bạn cần căn cứ vào khối lượng công việc, ngày công, bậc thợ để xác định số lao động, tiền lương theo công trình và thời gian thực hiện của từng công trình
+ Với chi phí máy thi công, bạn cần căn cứ vào loại máy, ca máy để tính tiêu hao nhiên liệu, lương công nhân, và khấu hao máy móc
+Chi phí quản lý chung các bạn có thể tập hợp và phân bổ cho từng công trình theo tỷ lệ nguyên vật liệu chính, hoặc theo nhân công
– Do đặc điểm của kế toán xây dựng là khi xây dựng công trình phụ thuộc vào địa điểm xây dựng nên giá xây dựng mỗi nơi một khác nhau. Do đó kế toán xây dựng phải biết áp dụng đúng giá cho mỗi công trình ở mỗi tỉnh là khác nhau và căn cứ vào dự toán để xác định tiêu hao vật tư, ngày công… chứ không xác định theo giá trị
– Công trình xây dựng thường kéo dài qua nhiều kỳ kế toán nên khi tập hợp chi phí phải theo dõi chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, cũng như vật tư xuất cho từng công trình.
– Khi xuất vật tư phải phù hợp với định mức theo dự toán từng công trình
– Công trình hoàn thành phải có biên bản nghiệm thu từng hạng mục hoặc toàn bộ công trình
– Khi có biên bản nghiệm thu hoàn thành bàn giao công trình thì phải xuất hóa đơn ghi nhận doanh thu cho công trình hoàn thành
2. Công việc của kế toán xây dựng:
-Theo dõi và quản lý từng hợp đồng xây dựng, cần nắm bắt được được chi tiết từng Hợp đồng xây dựng về giá trị, thời gian và các hạng mục hoàn thành…
-Cần đọc kỹ dự toán công trình để nắm bắt được chính xác định mức chi phí, khi xuất vật tư phải phù hợp với định mức theo dự toán từng công trình. (Bám sát vào bảng bóc tách chi phí để theo dõi việc đưa chi phí nguyên vật liệu vào có theo định mức quy định).
-Theo dõi chi phí máy, nhân công máy theo từng công trình
-Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức chi phí vật tư, chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy thi công và các chi phí dự toán khác, phát hiện kịp thời các khoản chênh lệch so với định mức, các chi phí khác ngoài kế hoạch, các khoản thiệt hại, mất mát, hư hỏng… đồng thời có những báo cáo về sự phù hợp giữa tình trạng thực tế với định mức có trong dự toán.
-Giá của công trình xây dựng phụ thuộc vào địa điểm xây dựng, thế nên kế toán xây dựng phải biết áp dụng đúng giá cho mỗi công trình ở mỗi tỉnh có công trình xây dựng đó.
-Mỗi hạng mục, công trình đi kèm một dự toán riêng. Do vậy khi hạch toán chi phí của công trình nào thì kế toán phải tập hợp vào giá trị công trình đó.
-Lập và theo dõi bảng lương nhân công theo tiến độ thi công thực tế, nhật ký thi công đối với các máy thi công nhằm xác định chính xác mức tiêu hao nhiên liệu cụ thể đối với các máy phục vụ cho công trình xây dựng.
-Tập hợp, phân bổ chi phí và tính ra giá thành từng công trình, hạng mục công trình. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giá thành hạng mục công trình, đề xuất khả năng và các biện pháp hạ giá thành một cách hợp lý và có hiệu quả.
-Việc công trình xây dựng kéo dài qua nhiều kỳ kế toán, điều đó đòi hỏi kế toán xây dựng phải có những cách thức quản lý, theo dõi để có thể kiểm soát được tiến độ thi công và sự phân bổ chi phí cho từng giai đoạn hoàn thành. Bên cạnh đó phải theo dõi chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và tính giá thành cho từng công trình, hạng mục công trình khi hoàn thành nhằm phục vụ cho việc quyết toán giá trị công trình xây dựng trong tương lai.
-Lập báo cáo về chi phí sản xuất, tính giá thành công trình xây dựng, cung cấp chính xác kịp thời các thông tin hữu dụng về chi phí sản xuất và giá thành phục vụ cho yêu cầu quản lý của Ban Giám đốc
-Lập báo cáo thuế tháng, quý, và lập báo cáo tài chính cuối năm.
Ngành xây dựng có những đặc thù riêng nên công tác kế toán trong lĩnh vực này cũng có những điểm khác biệt. Mong rằng những chia sẻ của kế toán 3A trên đây sẽ giúp các bạn thực hiện tốt công việc kế toán xây dựng của mình.
Hãy liên hệ với chúng tôi để biết thêm chi tiết
Hotline: 024 3791 8098
Ms. Thắm: 0393.923.563
Mr. Hoàng: 0987.904.052